Bạn
đọc thấn mến!
Đã bao lâu rồi bạn chưa khóc vì một cuốn sách? Đã bao lâu rồi bạn
chưa tự tay bỏ chiếc smartphone thân thuộc xuống để thử bước ra ngoài và tìm
những điều mới lạ, để hiểu hơn về cuộc sống ngoài kia? Tôi cũng đã từng như vậy
cho đến khi tôi cầm và đọc một cuốn sách, một điều mà tôi chưa từng nghĩ cũng
chưa từng làm. Đó là một cuốn sách đầu tiên mà khiến tôi chăm chú, kiên nhẫn để
đi đến hết câu chuyện. Hãy thử bỏ qua những cuốn tiểu thuyết ngôn tình mà bạn
hay đọc để cảm nhận một cuốn sách đầy tính nhân văn. Với tên gọi rất đỗi yêu
thương: “Hãy chăm sóc mẹ”.
Tác giả Shin Kyung-sook sinh ra trong một gia đình nghèo
ở nông thôn. Không có điều kiện học trung học, 16 tuổi, cô đã lên Seoul lao
động kiếm sống. Năm 1985, bà bắt đầu viết sách và sớm gặt hái được những thành
công nhất định. Với Hãy chăm sóc mẹ, Shin Kyung-sook đã tạo nên
trào lưu đọc ở Hàn Quốc và trở thành hiện tượng văn học nổi bật của châu Á
trong năm 2009.
Hãy
chăm sóc mẹ do
Công ty Nhã Nam phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2011 và được
tái bản năm 2014, được hai dịch giả Lê Hiệp Lâm và Lê Nguyễn Lê biên dịch từ
nguyên tác tiếng Hàn. Cuốn sách dày 323 trang, được in trên khổ 13 x 25,5cm. Với
lối hành văn và cách sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị làm cho tác phẩm trở nên
gần gủi với mỗi độc giả.
Câu
chuyện xoay quanh một gia đình nông thôn ở Hàn Quốc. Ngay mở đầu câu chuyện là
hình ảnh người mẹ già cùng chồng lên Seoul thăm người con trai cả. Nhưng khi
xuống ga tàu, do một phút lơ đễnh của người chồng, người vợ dường như đã hoàn
toàn "biến mất" trên cõi đời này. Không ai biết bà đã đi đâu, việc mà
gia đình họ có thể làm là in một tờ thông báo tìm người với những dòng miêu tả
ngắn gọn và sơ sài. Nhưng thật sự khó khăn đến nhường nào khi mà không một ai
trong gia đình có một tấm ảnh đàng hoàng của mẹ. Duy chỉ có tấm ảnh của mẹ chụp
với gia đình có lẽ đã cách đât rất lâu. Để rồi, đáp lại những dòng thông báo đó
là hình ảnh một bà già lững thững bước đi, ngơ ngác giữa dòng người tấp nập với
đôi chân rách toạc. Liệu đó có phải là người mẹ mà họ đang tìm kiếm, có thể là
mẹ, cũng có thể không.
Ngay mở đầu câu chuyện đã là một tình huống
đau đến nao lòng, như thể có gì đó đè nặng tâm can người đọc. Cũng từ đây, từng
mảnh kí ức về mẹ của từng thành viên trong gia đình mới chợt ùa về. Chỉ ngay
lúc này, họ mới chân trọng hơn những giây phút bên cạnh mẹ, những hi sinh cao
cả của mẹ để rồi hối hận trong đau đớn, trong sự bất lực. Hình ảnh mẹ trước đây
đã từng mờ nhạt bao nhiêu thì giờ trong kí ức của họ lại càng thêm đậm nét.
Người
con trai cả đã từng là người con mà mẹ yêu thương và tự hào nhất. Anh là một
người tài giỏi và luôn nỗ lực trong con đường học tập. Anh đã từng ước mơ trở
thành công tố viên. Nhưng cuối cùng, anh phải từ bỏ giấc mơ của bản thân và cho
rằng đó là một thời bồng bột của tuổi trẻ. Nhưng anh đâu biết, anh đã vô tình
phá hỏng khát khao của mẹ. Mẹ từ nhỏ đã không được học hành, mẹ không có ước
mơ, dự định cho tương lai của mình. Để rồi khi có con, mẹ đặt ước mơ, những
điều mẹ chưa thể làm lên con. Mẹ luôn đứng sau ủng hộ, tạo mọi điều kiện, đôi
khi còn thiên vị anh để anh có thể anh có thể thực hiện ước mơ của bản thân. Để
rồi đổi lại, cuối cùng mẹ lại phải nhìn người con mà mẹ tự hào phải từ bỏ giấc
mơ.
Thật hạnh phúc biết bao khi người phụ nữ gặp được một
người đàn ông tử tế, có được một gia đình êm ấm. Nhưng điều đó lại không đến
với mẹ. Mẹ kết hôn với người đàn ông mẹ chưa gặp mặt đến một lần trước khi kết
hôn, một người đàn ông mà mẹ không hề có tình cảm. Để rồi khi kết hôn, người
chồng luôn vắng nhà, nay đây mai đó, bỏ mặc mẹ với những đứa con thơ ngây dại.
Mẹ vẫn tần tảo, một tay chăm sóc những đứa con ấy nên người. Và thẳm sâu đâu đó
trong trái tim mẹ vẫn ngày ngày mong ngóng chồng trở về. Nhưng thật tồi tệ biết
bao khi ông lại phản bội, đem một người phụ nữ lạ về nhà. Mẹ vẫn nhẫn nhịn,
nhường lại chỗ cho người phụ nữ ấy và lặng lẽ rồi khỏi ngôi nhà mà mẹ gắn bó
bấy lâu nay. Có lẽ, chẳng có một người phụ nữ nào như mẹ, một người phụ nữ chịu
đủ thiệt thòi mà vẫn hết lòng vì một tổ ấm đang dần dần trở thành tổ lạnh từ
tận sâu trong lòng mẹ.
Người
con gái thứ nhất là một nhà văn. Cô luôn có nhiều cơ hội đi đến nhưng nơi cô
thích và mỗi khi về thăm mẹ, cô thường kể cho mẹ về chuyến đi của cô. Mẹ chỉ có
thể tưởng tượng những vùng đất xa xăm ấy của lời kể của cô con gái bởi lẽ, mẹ
đã chẳng thể rời khỏi ngôi làng mà mẹ đã gắn bó từ khi bé cho đến khi mẹ trưởng
thành. Những gì mẹ biết về thế giới ngoài kia đều qua lời kể của cố, qua những
cuốn sách mà cô viết. Dù bản thân mẹ không biết chữ, mẹ không thể đọc những gì
cô viết nhưng mẹ vẫn luôn cố gắng nhờ sự giúp đỡ của một cô gái trong nhà tình
nguyện vì đó là một cuốn sách đầy tự hào của người con gái mà mẹ yêu quý.
Đối
với cô con gái thứ hai, hình ảnh mẹ trong tiềm thức của cô luôn gắn liền với
bếp núc và công việc đồng áng. Khi cô lớn lên, khi cô lấy chồng sinh con, cô
luôn bận rộn với gia đình đến nỗi chẳng có thời gian chăm sóc cho bản thân. Chỉ
đến lúc này, cô mới chợt nhận ra: "Mẹ có hay chăng thích công việc bếp núc
?"
Từng mảnh kí ức vụn vỡ xen lẫn hiện thực đau thương để rồi
mỗi thành viên trong gia đình mới chợt nhận ra sự hi sinh cao cả của mẹ, một
người mẹ từ lâu luôn đứng phía sau họ. Sâu trong thâm tâm những con người đó
luôn cho rằng đó là công việc, trách nhiệm đơn thuần của mẹ. Có ai đâu biết
rằng mẹ cũng là một người phụ nữ, mẹ cũng có ước mơ, hoài bão, cũng có những
cảm xúc thầm kín của riêng bản thân nhưng cuối cùng mẹ lại bỏ mặc tất cả chỉ vì
một tổ ấm mẹ đã luôn bảo vệ.
Vừa
là tựa đề vừa là một lời nhắn nhủ, cụm từ "hãy chăm sóc mẹ" có lẽ đã
chẳng còn mới lạ khi mà đâu đó trên các trang mạng vẫm luôn truyền tải thông
điệp ấy qua những video, clip được đăng tải. Nhưng bạn có chắc rằng, những
thước phim đó đã giúp bạn hiểu hơn về mẹ, về những nỗi khổ, những hi sinh và cả
những ước mơ thầm kín, về cuộc sống tưởng chừng dễ dàng nhưng đôi khi khó khăn
đến vấp ngã để rồi bật khóc. Những đối với tôi, một người đã đọc và cảm nhận,
"hãy chăm sóc mẹ" lại giúp con người ta ngộ ra những chân lí, những
điều mà đôi khi chúng ta vô tình bỏ lỡ. Có lẽ, phải thật vững tâm và dũng cảm
để có thể can đảm đi đến hết câu chuyện. Bởi lẽ, "hãy chăm sóc mẹ"
thực đến nỗi phải rơi lệ khi mà thẳm sâu đâu đó trong mỗi con người chúng ta
luôn tồn tại một nỗi sợ nào đó với thực tại vốn đã phũ phàng.
Hãy đọc xong cuốn sách này để hiểu hơn về mẹ.
Chắc hẳn, chúng ta sẽ thấy đâu đó hình ảnh của mình trong những người con. Một
tác phẩm chân thật mà đầy tính nhân văn, một tác phẩm thiêng liêng về tình mẫu
tử cao đẹp. Cho đến khi gấp cuốn sách lại, hình ảnh người mẹ trong tác phẩm vẫn
luôn hiện hữu đâu đó trong tâm trí ta. Xin hãy chăm sóc mẹ khi còn có thể.
Cuốn
sách hiện có tại thư viện thân mời độc giả ghé đọc./.
(